Hỗ trợ khách hàng
0918 072 181
Hôm nay là ngày Môi trường Thế giới, một ngày được Liên hợp quốc lựa chọn nhằm tăng cường nhận thức và thúc đây những hành động vì môi trường. Nhân dịp này, Chương trình Quản lý Nước thải (WMP) xin tóm tắt một số thành tựu và thách thức của lĩnh vực thoát nước ở Việt Nam vì một môi trường lành mạnh hơn.
Trong 15 năm trở lại đây, lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải của Việt Nam đã có những bước tiến triển mạnh mẽ. Theo Báo cáo Đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2013, hiện nay 94% người dân Việt Nam có nhà tiêu và 90% hộ gia đình sử dụng bể tự hoại để xử lý tại chỗ. 60% hộ gia đình hiện nay đã được đấu nối với hệ thống thoát nước công và những hệ thống này đều là hệ thống thoát nước hỗn hợp (cả nước mưa và nước thải).
Bên cạnh những con số ấn tượng như trên, hiện nay chỉ có 4% chất thải từ bể tự hoại và 10% nước thải từ hệ thống thoát nước được xử lý. Nước thải không được xử lý dẫn đến chi phí cho môi trường rất cao, giảm giá trị của đất, tổn thất trong ngành du lịch và chi phí để chi trả cho các căn bệnh do nước gây ra tăng cao – Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2008. Năm 2010, Bộ Tài nguyên Môi trường MONRE cho biết 80% bệnh tật mà người dân phải gánh chịu trên toàn quốc là do ô nhiễm nước gây ra.
Chương trình WMP hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết những thách thức nói trên. Sự đổi mới về khung chính sách do Bộ Xây dựng khởi xướng dự kiến sẽ góp phần quan trọng nâng cao công tác quản lý nước thải tại Việt Nam. GIZ cũng hỗ trợ 9 tỉnh thành phố và công ty quản lý nước thải ở cả ba miền của Việt Nam trong những năm qua. Đến nay, Chương trình đã cung cấp hơn 100 khóa đào tạo cho cán bộ, nhân viên của các công ty thoát nước.
Nguồn : WMP
0918 072 181